ĐỀ THI HỌC KỲ 2 LỚP 6 - ĐỀ 4
I.Trắc nghiệm: (2.5 điểm)
Câu 1: “Lan cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu.” có mấy động từ ?
a. 4 động từ b. 3 động từ c. 2 động từ d. 1 động từ
Câu 2: Chủ ngữ của câu: “Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò còn đọng lại mãi trong tâm hồn chúng em.” là:
a. Cái hương vị ngọt ngào nhất b. Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò
c. Cái hương vị d. Cái hương vị ngọt ngào
Câu 3: Trong các thành ngữ sau đây, thành ngữ nào không chứa cặp từ trái nghĩa?
A. Gần nhà xa ngõ B. Lên thác xuống ghềnh
C. Nước chảy đá mòn D. Ba chìm bảy nổi
Câu 4: Trong câu: “Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu.” có mấy động từ?
A. 1 động từ B. 3 động từ C. 2 động từ D. 4 động từ
Câu 5 Câu tục ngữ: “Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.” nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ:
a. Yêu thương con. b. Lòng yêu thương con và sự hy sinh của người mẹ.
c. Nhường nhịn, giỏi giang. d. Đảm đang, kiên cường và sự hy sinh của người mẹ.
Câu 6: Các vế trong câu ghép: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Quan hệ điều kiện - kết quả B. Quan hệ nguyên nhân - kết quả
C. Quan hệ tương phản D. Quan hệ tăng tiến
Câu 7:
Từ “rồi” trong câu: “Các con tàu hình khối vuông dài lao vun vút lên trước, rồi lùi lại sau.” là từ loại gì ?
A. tính từ B. động từ C. quan hệ từ D. danh từ
Câu 8: Chủ ngữ của câu: “Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.” là gì?
A. Thảo quả B. Thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp
C. Thảo quả lan tỏa D. Dưới bóng râm của rừng già
Câu 9: Câu: “Sao chú mày nhát thế?” là câu hỏi được dùng với mục đích gì?
A. Thể hiện thái độ khen B. Yêu cầu trả lời C. Để nhờ cậy D. Thể hiện thái độ chê
Câu 10: Trong câu: “Bạn .....úp tớ ....ận cây bút ....ùm Hà với ! ”, em điền vào chỗ chấm những âm thích hợp là:
a. 2 âm gi và 1 âm d b. 2 âm gi và 1 âm nh
c. 1 âm d và 1 âm nh, 1 âm gi d. 2 âm d và 1 âm gi
II.Tự luận (7.5 điểm)
Câu 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
“Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng :
"Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI"
Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo :
- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá "tươi"?
Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ "tươi" đi.
Hôm sau, có người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo :
- Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao, mà phải đề là "ở đây"?
Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay hai chữ "ở đây" đi.
Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo :
- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán"?
Nhà hàng nghe nói lại bỏ ngay hai chữ "có bán" đi. Thành ra biển chỉ còn có mỗi một chữ "cá". Anh ta nghĩ trong bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa.
Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói :
- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa?
Thế là nhà hàng cất nốt cái biển!
(Treo biển – SGK Ngữ văn 6, tập một, NXBGD 2016, tr.124)
Câu 2:Cho câu văn sau:
Ngươi hãy đến sông Pac-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham.
-----------------------Hết-----------------------