THUẬT NGỮ TẬP HỢP
1. Các ví dụ
Khái niệm tập hợp thường được gặp trong toán học và cả trong đời sống. Chẳng hạn:
- Tập hợp các đồ vât ( sách, bút) đặt trên bàn.
- Tập hợp các học sinh lớp 6A.
- Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4.
- Tập hợp các chữ cái a, b, c.
2. Cách viết. Các kí hiệu
Người ta thường đặt tên tập hợp bằng chữ cái in hoa.
Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4. Gọi B là tập hợp các chữ cái in hoa a, b, c. Ta viết:
A={0;1;2;3} hay A={1;3;2;0}
B={a,b,c} hay B={b, a, c}
Các chữ số 0, 1, 2, 3 là các phần tử của tập hợp A. Các chữ cái a, b, c là các phần tử của tập hợp B.
Kí hiệu: , đọc là 1 thuộc A hoặc 1 là phần tử của A;
, đọc là 5 không thuộc A hoặc 5 không là phần tử của A.
Chú ý:
- Các phần tử của một tập hợp được viết trong dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi dấu ";" ( nếu có phần tử là số) hoặc dấu " ,".
- Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
Để viết một tập hợp, thường có hai cách:
- Liệt kê các phần tử của tập hợp.
- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
Xem thêm: Thuật ngữ tập hợp con, Thuật ngữ phần tử của tập hợp